Kỹ năng tuyết trình trước đám đông được Đoàn trường rất quan tâm chú trọng trong công tác Đoàn trường học, hằng năm Đoàn trường đều tổ chức sinh hoạt kỹ năng thuyết trình cho sinh viên, để thực hiện tiếp chuỗi hoạt động này; Ngày 14/11/2020 Đoàn trường Cao đẳng y tế Cà Mau tổ chức tập huấn kỹ năng thuyết trình trước đám đông cho 100 cán bộ Đoàn ( Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên BCH các chi đoàn trực thuộc Đoàn trường)  tham gia tập huấn gồm các nội dung như:

  Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình: Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng mềm rất quan trọng vì chúng giúp người trình bày truyền đạt được thông tin phức tạp theo cách đơn giản và thú vị nhất để thu hút khán giả, truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc hiệu quả, nâng cao sự tự tin. 

Tạo các slide đơn giản: Làm cho kích thước phông chữ của bài thuyết trình gấp đôi tuổi trung bình của đối tượng khán giả của bạn. Nói một cách đơn giản, điều đó có nghĩa là phông chữ của bạn sẽ nằm trong khoảng từ 60 đến 80 pt. Nếu bạn cần thêm nhiều từ hơn trên một slide, điều đó có nghĩa là bạn chưa rút gọn thông điệp của mình.

Tạo cảm xúc khi thuyết trình: Hầu hết những người thuyết trình kém đều chú ý vào việc họ sẽ nói gì (nội dung cần trình bày) mà quên rằng điều quan trọng hơn là nói như thế nào. Có những nội dung sâu xa sẽ không được chuyển tải hết qua khối lượng câu chữ ngắn ngủi của bài thuyết trình tiếng Anh hoặc tiếng Việt trong thời lượng khoảng 30 đến 45 phút.

Luôn cung cấp cho khán giả các thông tin giá trị: Bước tiếp theo để nâng cao kỹ năng thuyết trình trước đám đông/công chúng là luôn cung cấp cho người nghe các thông tin cụ thể và sát sườn nhất có thể. Cho dù thông điệp của bạn truyền cảm hứng như thế nào thì mọi khán giả đều mong muốn có thể áp dụng chúng trong công việc và cuộc sống của chính họ. Cảm hứng là điều tuyệt vời nhưng tính thực tiễn là điều quan trọng hơn tất cả.

 Mở đầu bằng một điều gì mà khán giả không biết: Tìm một sự thật đáng ngạc nhiên hoặc một thông tin thực sự mới mẻ liên quan đến chủ đề của bạn. Chẳng hạn như: "Bạn có biết khi bạn đỏ mặt, dạ dày của bạn cũng chuyển sang màu đỏ không?". Nhiều khả năng khán giả của bạn sẽ ngẩng cao đầu và nghĩ “Thật sao? Wow ....", sau đó sẽ chú ý hơn vào bài thuyết trình của bạn.

Không bao giờ đọc slide: Khán giả của bạn sẽ có thể đọc gần như ngay lập tức các slide của bạn, do đó nếu bạn đọc các slide đó, bạn sẽ không thu hút được sự chú ý của khán giả. Các slide của bạn nên làm nổi bật các điểm trọng tâm, không bao giờ nên là toàn bộ các điểm chính.

Đừng chờ đợi để trả lời câu hỏi: Nếu có một khán giả đặt câu hỏi ở giữa bài thuyết trình của bạn, đó là một dấu hiệu tốt bởi nó cho thấy họ đang lắng nghe bạn. Vì vậy, hãy nắm bắt cơ hội. Nếu vấn đề đó sẽ được giải quyết trong slide sau, đừng ngại đi tiếp. Một bài thuyết trình hiệu quả nên khiến khán giả cảm thấy như đó là một cuộc hội thoại, ngay cả khi đó là một cuộc hội thoại một chiều. Do đó, đừng bao giờ bỏ qua cơ hội thúc đẩy cảm giác tương tác đó. Đừng bao giờ làm bất cứ điều gì gây thiếu kết nối ở khán giả của bạn.

Xây dựng hai kế hoạch dự phòng: Nếu bạn luôn lo lắng “Điều gì sẽ xảy ra nếu bài thuyết trình PowerPoint thất bại, ai đó liên tục làm gián đoạn hoặc phần mở đầu không thu hút?” thì hãy chọn những nỗi sợ lớn nhất của bạn và tạo kế hoạch dự phòng. Bạn sẽ làm gì nếu máy chiếu bị lỗi? Bạn sẽ làm gì nếu có vấn đề đột xuất xảy ra và bạn chỉ có vài phút để nói? Nỗ lực không bao giờ là lãng phí bởi vì bạn càng suy nghĩ về các kịch bản khác nhau, bạn càng có thể chuẩn bị và ứng phó tốt hơn nếu chúng thực sự xảy ra.

Kiểm tra trước khi trình bày: Hãy tạo một thói quen giúp bạn an tâm hơn khi trình bày, cụ thể là đi xung quanh phòng để kiểm tra tầm nhìn, kiểm tra mức micro cũng như chạy thử bài thuyết trình để đảm bảo nó sẵn sàng hoạt động... Làm những điều này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong sự quen thuộc và tăng thêm sự tự tin.

Nhấn mạnh lại các ý chính: Khán giả của bạn chỉ có thể nghe khoảng một nửa những gì bạn nói torng bài thuyết trình, vì vậy vào cuối giờ, hãy củng cố lại các điểm chính. Đầu tiên là giải thích các điểm, sau đó đưa ra ví dụ về cách áp dụng và cung cấp các bước hành động mà họ có thể thực hiện. Vì không ai có thể nhớ tất cả những gì bạn nói, nên những gì bạn lặp lại có cơ hội được ghi nhớ nhiều hơn và được hành động theo. Vì vậy, hãy tóm tắt lại.

Không nên kéo quá dài: Nếu bạn có 30 phút để trình bày, chỉ nên sử dụng 25 phút. Nếu bạn có một giờ, hãy sử dụng 50 phút. Luôn luôn tôn trọng thời gian của khán giả và kết thúc sớm. Tuy nhiên, điều đó buộc bạn phải trau dồi kỹ năng và chuẩn bị thật tốt bài thuyết trình nếu có bất kỳ điều gì bất ngờ xuất hiện. Kết thúc sớm và hỏi rằng khán giả có bất cứ câu hỏi nào hay không, hoặc mời họ gặp bạn sau buổi thuyết trình. Nhưng đừng bao giờ kéo dài quá lâu bởi vì tất cả những gì tốt đẹp mà bạn đã xây dựng có thể bị phá vỡ.

Tham khảo những người thuyết trình khác: Bên cạnh các kỹ năng thuyết trình đã trình bày trên đây, bạn cũng nên cố gắng hết sức để tham dự càng nhiều bài thuyết trình trực tiếp càng tốt, chẳng hạn như tham gia các khóa học kỹ năng thuyết trình hoặc tham khảo các bài giảng kỹ năng thuyết trình được ghi lại trên Youtube. Viết ra những gì bạn thích và không thích cũng như nghiên cứu ngôn ngữ cơ thể, lời nói, cũng như bài thuyết trình của họ.

 

              Tài Năng

               Đoàn trường CĐYT Cà Mau